Bệnh Đậu Gà: Tìm Hiểu Nguyên Nhân, Cách Phòng Tránh Hiệu Quả

Bệnh đậu gà thường xuyên xảy ra vào thời tiết khô hanh, thay đổi thất thường. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này thì Alo789 sẽ tổng hợp chi tiết tất cả mọi thông tin cần thiết về nó, cùng tìm hiểu nhé.

Nguyên nhân và con đường gây ra bệnh đậu gà?

Với loại bệnh này được gây ra chính bởi virus đậu gà. Đặc biệt, với loại virus này có khả năng tồn tại trong thời gian dài với điều kiện môi trường có điều kiện khắc nghiệt như: khô hanh, ẩm ướt, thậm chí ngay cả trong mùa rét và ánh sáng trực tiếp.

Nó lây lan qua các loại côn trùng truyền bệnh như: ruồi, muỗi… trong một thời gian dài. Cụ thể, nó có thể tồn tại trong cơ thể muỗi lên đến 56 ngày và lây lan qua các vết cắn hay vết thương hở ngoài da của gà. Đặc biệt, khi nó có vết thương hở tiếp xúc với con bị bệnh đậu cũng có nguy cơ mắc bệnh cao.

lay lan qua cac loai con trung truyen benh nhu ruoi muoi
Lây lan qua các loại côn trùng truyền bệnh như ruồi, muỗi

Bệnh đậu gà có triệu chứng như thế nào?

Với loại bệnh này sẽ thường có triệu chứng ở ngoài da hoặc ở niêm mạc. Cùng Alo789 tìm hiểu chi tiết về các triệu chứng dưới đây nhé:

Triệu chứng bệnh đậu gà ngoài da

Biểu hiện là có các nốt mụn đậu mọc ở những vùng da không lông như: mào, mép, hay quanh mắt…Bệnh nặng kéo dài thì mụn sẽ xuất hiện ở chân, hậu môn và da trong cánh gà. Với mụn ở khóe mắt sẽ khiến cho gà bị viêm kết mạc mắt, khó với không mở được mắt, mụn ở miệng khiến nó ăn uống khó khăn. 

Mụn ở trong giai đoạn đầu sẽ là các nốt sần nhỏ, có màu nâu xám, xám đỏ. Theo thời gian mụn cũng sẽ tăng kích cỡ và trở nên sần sùi, được chuyển sang vàng có có mủ và dịch sệt bên trong. Mụn sẽ vỡ ra sẽ đóng vảy, tróc vảy sẽ để lại sẹo.

tiem truc tiep vitamin cho ga de hoi phuc
Triệu chứng bệnh đậu gà ngoài da

Triệu chứng ở niêm mạc

Thể  này thường gặp ở gà con khi nó xuất hiện các nốt mụn ở niêm mạc, hầu họng, khóe miệng … với những lớp màng màu trắng hay vàng nhạt bên trên bề mặt và có nốt lở loét màu đỏ ở dưới. Thể niêm mạc sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng khi khiến nó khó thở, giảm ăn và liên tục chảy ra nhiều chất nhờn, mủ từ miệng.

Trong một số trường hợp khác, gà có thể bị cả hai thể niêm mạc và cả ngoài da được gọi là thể đậu gà, thể bệnh này tiến triển nhanh và tỉ lệ chết cao hơn. Nó cũng thường kéo dài từ 3 đến 4 tuần. Nó cũng có thể tự khỏi nếu như được chăm sóc tốt nhưng nếu tiến triển nặng hơn thì có thể chết nhanh chóng.

Bệnh đậu gà có bệnh tích như thế nào?

Đối với căn bệnh này, sẽ được biểu hiện cụ thể như sau:

  • Gà bị giảm thể trọng nhanh chóng, trở nên gầy yếu do các vết đậu mụn ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống.
  • Các nốt mụn cũng xuất hiện dày đặc trên da, niêm mạc, dây thanh quản và hiện tượng viêm nhiễm kéo dài.
  • Vết mụn có thể sẽ bị viêm và loang dần tạo nên các màng giả và có thể tụ huyết thành từng mảng cực kỳ nghiêm trọng.
  • Phổi tụ máu và thường xuyên bị tích nước, khí quản gà chứa dịch nhầy lẫn bọt

Phòng bệnh đậu gà như thế nào?

Để phòng bệnh, bà con nên kết hợp đồng bộ tất cả giải pháp sau để đảm bảo hiệu quả nhất. Tham khảo thêm cùng với Alo789 nhé.

  • Cung cấp đầy đủ thức ăn với nước uống cho gà, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, vệ sinh. Trong thức ăn cũng có đầy đủ các loại vitamin, chất khoáng, điện giải… để tăng cường sức đề kháng..
  • Dụng cụ chăn nuôi, ăn uống với môi trường sống cần được làm sạch đúng quy định. Chuồng trại cũng cần được đảm bảo thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông.
  • Định kỳ sát trùng chuồng trại thường xuyên bằng các loại thuốc sát trùng chuẩn chỉnh để tiêu diệt các loại mầm bệnh.

Phương pháp trị bệnh đậu gà đơn giản, hiệu quả

Sẽ không có bất kỳ phương thuốc nào để điều trị triệt tiêu bệnh do virus gây ra. Tuy vậy để tránh việc nhiễm trùng, giảm nguy cơ lây lan thì bà con cũng nên dùng một số thuốc kháng sinh như sau: Chlotetrasol, Neocyclin, Terramycin, Ampicillin, Amoxicillin,.. hay teramix – pharm.

Ngoài ra bạn có thể dùng một số thuốc sát trùng bôi vào mụn đậu như xanh Methylen 2% và cồn Iod 10%. Nếu các mụn ở miệng, ở mắt ta nên dùng các axit nhẹ như: axit boric 1-3%, sulfat kẽm 1% hay nước chanh đem cọ rửa và chà sát vào các mụn loét làm bong các mảng viêm, phòng chống nhiễm trùng kế phát. 

Đồng thời bạn cần phải bổ sung vào thức ăn, nước uống hay tiêm trực tiếp vitamin A, vitamin D, vitamin E cho gà để hồi phục các vết thương trên niêm mạc và ở da được nhanh khỏi. Với bổ sung thêm nhiều loại thức ăn mềm cho nó, không làm nó bị đau hay bị loét thêm các vết mụn.

trieu chung benh dau ga ngoai da
Tiêm trực tiếp vitamin cho gà để hồi phục

Kết luận

Trên đây là toàn bộ những nội dung thông tin hữu ích về nguyên nhân, triệu chứng cũng như phương pháp phòng tránh, điều trị căn bệnh đậu gà cho bà con tham khảo. Để cập nhật thêm nhiều tin tức hấp dẫn nhất thì đừng quên theo dõi website của Alo789 nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đóng quảng cáo